Originally posted on 12/02/2022 @ 22:16
Khi bán hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng thì doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa hàng hóa, sản phẩm theo đúng cam kết, hợp đồng đã ký kết. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách tính toán cũng như hạch toán khoản dự phòng bảo hành sản phẩm nhé.
1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 352 – Dự phòng phải trả
Bên Nợ:
Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 352 có 4 tài khoản cấp 2
2. Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
– Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm. Doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có Tài khoản 352 – Dự phòng phải trả (3521).
– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…,:
Nợ các TK 621, 622, 627,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…
3. Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng
– Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3522).
– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…,:
Nợ các TK 621, 622, 627,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có các TK 621, 622, 627,…
Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3522)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Ví dụ về dự phòng bảo hành sản phẩm
Năm 2019, Công ty A cho ra mắt sản phẩm mới là Quạt treo trường H với chính sách bảo hành 2 năm. Trong năm 2019, công ty đã bán được 1000 Quạt treo tường H. Công ty ước tính chi phí bảo hành sản phẩm như sau:
Với số liệu trên, kế toán Công ty A Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm như sau:
Chi phí bảo hành ước tính cho Quạt treo tường H tiêu thụ năm 2019 là:
1000 * 5% * 100.000 VNĐ + 1000 * 10% * 70.000 VNĐ = 12.000.000 VNĐ.
Kế toán tiến hành lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, hạch toán:
Nợ TK 6415: 12.000.000 VNĐ
Có TK 3521: 12.000.000 VNĐ.