Originally posted on 12/02/2022 @ 22:14
Trong quá trình hoạt động tại doanh nghiệp có những nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ. Doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán theo đơn vị thống nhất là đồng Việt Nam. Là kế toán doanh nghiệp, bạn cần phải nắm rõ những quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá. Bài viết dưới đây Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200 của Bộ tài chính.
1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì?
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Để có thể quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam cần căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. Doanh nghiệp phải phản ánh theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các khoản 111,112 và các khoản phải thu, phải trả.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong hai trường hợp sau:
1.1. Thực tế mua bán, trao đổi hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ trong kỳ
Trường hợp này còn có tên gọi khác là chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện. Đây là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác ra Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái này phát sinh chủ yếu do các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Trong các trường hợp này, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá thực tế ngày giao dịch.
Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải chú ý đến nguyên tắc sau:
2.2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập báo cáo tài chính
Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, các khoản mục tiền tệ phải được báo cáo dựa theo tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, như sau:
2. Nguyên tắc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
2.1. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng
3.3. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài
Hi vọng các bạn đã nắm vững các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Xem thêm bài viết tại
Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nắm vững khái niệm doanh thu bán hàng và chiết khấu bán hàng