• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
  • Login
No Result
View All Result
NEWSLETTER
Học gia sư kế toán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học Gia sư Kế toán
No Result
View All Result

Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định tài khoản 211 theo thông tư 133

by My Lê
01/03/2023
in Kinh nghỉệm
0

Originally posted on 12/02/2022 @ 22:13

Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định tài khoản 211 theo thông tư 133

29/07/2019

2155
tài sản cố định

Tài khoản 211 – tài khoản phản ánh tài sản cố định của doanh nghiệp cũng như những tăng, giảm của tài sản trong thời gian kế toán nhất định. Tuy nhiên làm thế nào để hạch toán chính xác nhất bút toán tăng/giảm tài sản cố định thì không phải kế toán nào cũng nắm rõ và làm chính xác được. Ketoan.vn xin giới thiệu một số nguyên tắc căn bản hạch toán tài sản cố định tài khoản 211 theo thông tư 133!

1. Tài sản cố định và tài khoản 211

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là tất cả các tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và được khấu hao trong nhiều chu kỳ sản xuất.

Xem thêm về tài sản cố định tại: Tài sản cố định và cách phân loại

tài sản cố định

Tài khoản 211 được sử dụng như thế nào?

Tài khoản 211 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ hữu hình cũng như vô hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuê tài chính theo nguyên giá.

Xem thêm: Cách tính nguyên giá tài sản cố định

Tài khoản 211

2. Một số nguyên tắc cơ bản trong nghiệp vụ hạch toán Tài khoản 211

Giá trị tài sản được hạch toán trong tài khoản 211 phải là nguyên giá

Kế toán cần theo dõi cẩn thận và chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ trong kỳ kế toán. Tùy thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá của TSCĐ có thể được phân loại vào tài sản hữu hình, tài sản vô hình hay TSCĐ thuê tài chính.

tài sản cố định

Quy trình tính và trích khấu hao TSCĐ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với TSCĐ thuê tài chính, có tính định kỳ, người thuê có trách nhiệm tính hay trích khấu hao TSCĐ vào mục chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ và phải áp dụng chính sách khấu hao đồng nhất với chính sách khấu hao tài sản thuộc cùng loại trong sở hữu của mình. Nếu thời hạn thuê tài sản ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó, tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê (trong trường hợp bên thuê không có quyền sở hữu tài sản thuê sau khi kết thúc hợp đồng).

Mọi chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình sau khi ghi nhận nguyên giá ban đầu phải được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trừ các trường hợp sau thì điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

Trường hợp mua TSCĐ gồm có nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải xác định tách biệt giá trị nhà cửa, vật kiến trúc để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (TK 2111) và giá trị quyền sử dụng đất để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình (TK 2113)

Doanh nghiệp chỉ điều chỉnh tăng – giảm nguyên giá TSCĐ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải thực hiện các thủ tục theo quy định và lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ.

Kế toán phải theo dõi chi tiết từng đối tượng được ghi nhận TSCĐ, phân loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý chúng trên “Sổ Tài sản cố định”, cụ thể:

Sổ tài sản cố định

Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán, mất mát, kiểm kê thiếu, chuyển cho doanh nghiệp khác hoặc tháo dỡ một số bộ phận,… kế toán phải xác định đúng các khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có) và làm đầy đủ thủ tục theo quy định. Kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể dựa trên các chứng từ có liên quan:

– Trường hợp TSCĐ không dùng đến hoặc dùng không hiệu quả, nhượng bán lại cho doanh nghiệp khác sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp thanh lý những TSCĐ hỏng hóc, lạc hậu về kỹ thuật hay không phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Tài sản được Hội đồng thanh lý theo đúng trình tự, quy định pháp luật và phải lập “Biên bản thanh lý”.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

Nguyễn Thế Cường








Trở về trang chủ
Chia sẻ


Tags: học kế toán onlinehọc phần mềm kế toánkế toán doanh nghiệp siêu nhỏnghị định văn bản mới nhất về kế toánphần mềm erpphần mềm hóa đơn điện tửphần mềm kế toántài chínhthông tưthuếứng dụng công nghệ trong kế toán
My Lê

My Lê

My Lê tên thật là Mê Ly đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán.

Next Post

Phương pháp hạch toán tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng phúc lợi

Recommended

Hành trình học nghề gian nan của kế toán trẻ Thanh Thuỷ

Hành trình học nghề gian nan của kế toán trẻ Thanh Thuỷ

1 tháng ago
Hướng dẫn nguyên tắc kế toán của tài khoản 136 (Phải thu nội bộ) chính xác 2019

Hướng dẫn nguyên tắc kế toán của tài khoản 136 (Phải thu nội bộ) chính xác 2019

1 tháng ago

Tin mới nhất

    Fanpage

    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    • Đặt quảng cáo
    Liên hệ chúng tôi qua email : hocgiasuketoan.com@gmail.com

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
    • Excel
    • Kế toán
    • Kinh nghỉệm
    • DAX
    • VBA
    • Văn bản
    • Access
    • Liên hệ
      • Chính sách bảo mật

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In