• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
  • Login
No Result
View All Result
NEWSLETTER
Học gia sư kế toán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học Gia sư Kế toán
No Result
View All Result

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất năm 2019

by My Lê
15/02/2023
in Kế toán
0
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất năm 2019

Originally posted on 12/02/2022 @ 21:02

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất năm 2019

  • Chuyên mục:
  • Kế toán

Học Gia Sư Kế Toán đã nhận một vài yêu cầu học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z muốn biết về các thông tin phải trình bày trong việc lập bảng cân đối kế toán. Vì vậy, Học Gia Sư Kế Toán sẽ hướng dẫn đọc các thông tin phải trình bày trong việc lập bảng cân đối kế toán và tặng quý bạn đọc file Excel của bảng cân đối kế toán năm.

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất năm 2019
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất năm 2019

Ví dụ bảng cân đối kế toán

Mời các bạn ấn vào đường link phía dưới để tải bảng cân đối kế toán năm dạng Excel về máy, phục vụ cho việc học tập.

Mẫu số B 01 – DN

Các thông tin phải trình bày trong bảng cân đối kế toán

Dựa vào CHUẨN MỰC KÊ TOÁN VIỆT NAM SỐ 21, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC,

  • Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây :1. Tiền và các khoản tương đương tiền;2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;

    4. Hàng tồn kho;

    5. Tài sản ngắn hạn khác;

    6. Tài sản cố định hữu hình;

    7. Tài sản cố định vô hình;

    8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;

    9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;

    10. Tài sản dài hạn khác;

    11. Vay ngắn hạn;

    12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;

    13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

    14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;

    15. Các khoản dự phòng;

    16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số;

    17. Vốn góp;

    18. Các khoản dự trữ;

    19. Lợi nhuận chưa phân phối.

  • Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Cách thức trình bày các yếu tố thông tin trên Bảng cân đối kế toán áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp sẽ được quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này (Đoạn 51 chỉ quy định các khoản mục khác nhau về tính chất hoặc chức năng cần phải được trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán). Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm:
    • Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp;
    • Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp. Ví dụ ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự thì việc trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”.
    • Doanh nghiệp phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính việc phân loại chi tiết bổ sung các khoản mục được trình bày, sắp xếp phù hợp với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khoản mục cần được phân loại chi tiết, nếu cần, theo tính chất; giá trị các khoản phải trả và phải thu từ công ty mẹ, từ các công ty con, công ty liên kết và từ các bên liên quan khác cần phải được trình bày riêng rẽ.
  • Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ tùy thuộc vào những quy định của các chuẩn mực kế toán và cũng tùy thuộc vào quy mô, tính chất và chức năng của giá trị các khoản mục. Việc trình bày sẽ thay đổi đối với mỗi khoản mục, ví dụ:
    • Các tài sản cố định hữu hình được phân loại theo qui định trong Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” ra thành Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.
    • Các khoản phải thu được phân tích ra thành các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu của các bên có liên quan, các khoản thanh toán trước và các khoản phải thu khác;
    • Hàng tồn kho được phân loại, phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, ra thành nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,..
    • Các khoản dự phòng được phân loại riêng biệt cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp; và
    • Vốn góp và các khoản dự trữ được trích lập từ lợi nhuận được phân loại riêng biệt thành vốn góp, thặng dư vốn cổ phần và các khoản dự trữ.
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chúc các bạn học vui với Học Gia Sư Kế Toán!

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:


EX101 92019 nho


VBA101 92019 nho

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính giữa niên độ


Bài viết liên quan

Xác định ngày bất kỳ là thứ mấy trong tuần

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

Hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Kỹ thuật xử lý dữ liệu máy chấm công bằng excel

Cách tra cứu mã số thuế cá nhân 2021 chính xác nhất

Hướng dẫn hạch toán nhập kho nguyên liệu, vật liệu năm 2019


  

© Học Gia Sư Kế Toán. All rights reserved.

My Lê

My Lê

My Lê tên thật là Mê Ly đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán.

Next Post
Làm kế toán trưởng nhưng không ra được BCTC mong muốn do trước đó lệ thuộc vào phần mềm

Làm kế toán trưởng nhưng không ra được BCTC mong muốn do trước đó lệ thuộc vào phần mềm

Recommended

Các ví dụ về hàm Sum trong Excel – Cách chỉ tính tổng các cột, hàng hoặc ô được hiển thị

Các ví dụ về hàm Sum trong Excel – Cách chỉ tính tổng các cột, hàng hoặc ô được hiển thị

1 tháng ago
Học quản trị kinh doanh nhưng làm kế toán tổng hợp có được không?

Học quản trị kinh doanh nhưng làm kế toán tổng hợp có được không?

1 tháng ago

Tin mới nhất

    Fanpage

    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    • Đặt quảng cáo
    Liên hệ chúng tôi qua email : hocgiasuketoan.com@gmail.com

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
    • Excel
    • Kế toán
    • Kinh nghỉệm
    • DAX
    • VBA
    • Văn bản
    • Access
    • Liên hệ
      • Chính sách bảo mật

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In