Originally posted on 12/02/2022 @ 22:09
Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh là một tài khoản không còn mấy xa lạ với những người làm kế toán lâu năm. Tuy nhiên với những người mới vào nghề chắc chắn sẽ thắc mắc cách hạch toán tài khoản này như thế nào. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn kế toán cách hạch toán tài khoản 121 như thế nào cho chính xác và nhanh chóng nhất.
I. Tài khoản 121 là gì?
Tài khoản 121 là tài khoản kế toán dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời)
Chứng khoán kinh doanh bao gồm:
Tài khoản 121 không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như: các khoản cho vay theo khế ước giữa hai bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu… nắm giữ đến ngày đáo hạn.
II. Nguyên tắc kế toán tài khoản 121
1. Nguyên tắc số 1
Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm giá mua và các chi phí mua (nếu có) nhnw chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể như sau:
2. Nguyên tắc số 2
Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá.
3. Nguyên tắc số 3
Doanh nghiệp cần phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh. Khoản cổ tức được chia cho giai đoạn trước ngày đầu tư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư nhận được thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) để phát hành thêm cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính, không hghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần.
Riêng các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc kế toán khoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu thực hiện theo các quy định của pháp luật áp dụng cho loại hình doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Nguyên tắc số 4
Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi cụ thể từng loại chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ (theo từng loại chứng khoán; theo từng đối tượng, mệnh giá, giá mua thực tế, từng loại nguyên tệ sử dụng để đầu tư…).
5. Nguyên tắc số 5
Khi thanh lý cũng như nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn sẽ được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lần mua).
III. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121
Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh có 3 tài khoản cấp 2 như sau:
Kết cấu của tài khoản 121 gồm 3 phần: bên Nợ, bên Có và số dư bên Nợ. Nội dung phản ánh cụ thể của mỗi phần chi tiết như sau:
IV. Phương pháp hạch toán một số giao dịch thường gặp trong tài khoản 121
1. Mua chứng khoán kinh doanh
Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí thực tế mua, kế toán ghi như sau:
2. Thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác định kỳ
Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu. Có nghĩa là doanh nghiệp không mang tiền lãi về mang dùng tiền đó để mua tiếp trái phiếu. Khi đó, kế toán ghi:
Trường hợp doanh nghiệp nhận lãi bằng tiền, ghi:
Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:
3. Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia
Trường hợp nhận cổ tức cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi:
Trường hợp nhận cổ tức của giai đoạn trước ngày đầu tư, ghi
Trường hợp nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính, ghi:
4. Chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá bán chứng khoán
Trường hợp có lãi, ghi:
Trường hợp bị lỗ, ghi:
Các chi phí về bán chứng khoán, ghi:
5. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán kinh doanh đã đáo hạn, ghi:
6. Trường hợp doanh nghiệp nhượng bán chứng khoán kinh doanh dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu
Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
Trường hợp hoán đổi cổ phiếu có lãi, ghi:
Trường hợp hoán đổi cổ phiếu bị lỗ, ghi:
7. Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ bao gồm trái phiếu, thương phiếu bằng ngoại tệ…
Trường hợp lãi, ghi:
Trường hợp lỗ, ghi:
Xem thêm:
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 113 theo Thông tư 200
Định khoản chuyên sâu các giao dịch liên quan đến tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ
Cách hạch toán Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên