• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
  • Login
No Result
View All Result
NEWSLETTER
Học gia sư kế toán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học Gia sư Kế toán
No Result
View All Result

Hạch toán Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ theo thông tư 200

by My Lê
28/02/2023
in Kinh nghỉệm
0

Originally posted on 12/02/2022 @ 22:12

Hạch toán Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ theo thông tư 200

25/12/2019

1401
q1 1

Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ được sử dụng nhiều trong các nghiệp vụ của doanh nghiệp. Bởi nó phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.

Hãy xem ngay bài viết tại đây để biết cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản này theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

 

See the source image

1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

– Bên Nợ: Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

– Bên Có:

+ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

+ Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

– Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

– Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.

2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

2.1. Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).

2.2. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242,… (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).

2.3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), nếu thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).

2.4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

– Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường

Có các TK 111, 112, …

– Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

2.5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất

See the source image

Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)

Có các TK 152, 153, 156, 211,… (giá mua chưa có thuế GTGT).

2.6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)

Có các TK 111, 112, 331,…

b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

2.7. Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất

Tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:

– Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

– Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 334,… (số thu bồi thường)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)

Có TK 138 – Phải thu khác (1381)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).

2.8. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

2.9. Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

Trên đây là cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ của doanh nghiệp. Kế toán cần phải nắm rõ các nghiệp vụ này để hạch toán chính xác, tránh xảy ra sai sót. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm

Định khoản chuyên sâu các giao dịch liên quan đến tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ

Top 5 phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay

Top các phím tắt thông dụng nhất trong Word

 

Nguyễn Thế Cường








Trở về trang chủ
Chia sẻ


Tags: học kế toán onlinehọc phần mềm kế toánkế toán doanh nghiệp siêu nhỏnghị định văn bản mới nhất về kế toánphần mềm erpphần mềm hóa đơn điện tửphần mềm kế toántài chínhthông tưthuếứng dụng công nghệ trong kế toán
My Lê

My Lê

My Lê tên thật là Mê Ly đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán.

Next Post

Hạch toán tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Recommended

Làm kế toán trưởng nhưng không ra được BCTC mong muốn do trước đó lệ thuộc vào phần mềm

Làm kế toán trưởng nhưng không ra được BCTC mong muốn do trước đó lệ thuộc vào phần mềm

1 tháng ago
Ứng dụng Excel trong công việc kế toán lương – Bài 1 (tiếp theo)

Ứng dụng Excel trong công việc kế toán lương – Bài 1 (tiếp theo)

1 tháng ago

Tin mới nhất

    Fanpage

    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    • Đặt quảng cáo
    Liên hệ chúng tôi qua email : hocgiasuketoan.com@gmail.com

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
    • Excel
    • Kế toán
    • Kinh nghỉệm
    • DAX
    • VBA
    • Văn bản
    • Access
    • Liên hệ
      • Chính sách bảo mật

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In