Originally posted on 12/02/2022 @ 22:11
Bài viết sẽ nêu ra các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC.
I. Thuế xuất khẩu
1. Nguyên tắc kế toán
2. Phương pháp kế toán
a) Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
– Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
– Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
b) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…
c) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.
d) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
– Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.
– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)
Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).
– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
II. Thuế nhập khẩu
1. Nguyên tắc kế toán
2. Phương pháp kế toán thuế nhập khẩu
a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có các TK 111, 112, 331,…
Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
b) Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có các TK 111, 112,…
c) Kế toán hoàn thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu
– Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:
Nợ Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
Có các TK 152, 153, 156 – Hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).
– Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:
Nợ Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).
– Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 138 – Phải thu khác.
– Khi nhận được tiền từ NSNN, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
d) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).
– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
Xem thêm
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 331 – Phải trả cho người bán theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản theo hướng dẫn của Thông tư 200