Originally posted on 12/02/2022 @ 22:11
Tài khoản 243 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Mời các bạn cùng theo dõi!
1. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Công thức tính thuế TNDN hiện hành
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = (Chênh lệch tạm thời được khấu trừ + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng) x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
1.2. Cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và chênh lệch tạm thời
1.2.1. Cơ sở tính thuế
1.2.2. Chênh lệch tạm thời
1.3. Nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế TNDN trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, kế toán được ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại đối với:
1.4. Cuối năm doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” và “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”. Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng được làm căn cứ để lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.
1.5. Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại. Nguyên tắc hoàn nhập:
1.6. Kế toán phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán một phần hoặc toàn bộ), khi lỗ tính thuế hoặc ưu đãi thuế đã sử dụng.
1.7. Khi lập BCTC, nếu chắc chắc có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai, tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước được ghi nhận bổ sung làm giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.
1.8. Việc bù trừ tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả chỉ thực hiện khi lập Bảng cân đối kế toán, không thực hiện khi ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên sổ kế toán.
2. Kết cấu và nội dung của tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Bên Nợ
Ghi tăng tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Bên Có
Ghi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại có số dư cuối kỳ bên Nợ và không có tài khoản cấp 2.
3. Phương pháp hạch toán tài khoản 243
3.1. Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm > tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm => Chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
3.2. Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm < tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm => Chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về cách hạch toán tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Xem thêm các bài viết tại
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và những điều kế toán phải biết
Cách xác định doanh thu tính Thuế TNDN mới nhất
Chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời trong kế toán là gì?