• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
  • Login
No Result
View All Result
NEWSLETTER
Học gia sư kế toán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học Gia sư Kế toán
No Result
View All Result

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách

by My Lê
27/02/2023
in Kinh nghỉệm
0

Originally posted on 12/02/2022 @ 22:10

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách

04/08/2019

332
hạch toán chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các khoản chi phí dùng để cung ứng cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí thuê nhân công, bảo hiểm,… Hạch toán chi phí sản xuất nhằm phân bổ, phân tích các loại chi phí, từ đó kiểm soát được chi phí, xác định giá thành sản phẩm. Vậy hạch toán chi phí sản xuất thế nào đúng cách và phân loại kế toán chi phí ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây:

1. Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh

Hạch toán chi phí sản xuất đúng cách để xác định giá thành của sẩn phẩm chuẩn nhất. Chi phí sản xuất càng thấp, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được càng cao.

Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

hạch toán chi phí sản xuất

Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên.

Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công  đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 111, 112, 331.

hạch toán chi phí sản xuất

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí SX chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản chi phí SXKD dở dang  để  tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Trường hợp sản phẩm hoàn thành không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

2. Phân loại kế toán chi phí

Có nhiều cách phân loại chi phí, mỗi cách mang một đặc trưng, hiệu quả riêng:

chi phí sản xuất

Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế

Phân loại chi phí theo cách này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Phân loại theo đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được chính xác.

Phân loại theo công dụng kinh tế

chi phí sản xuất

Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản xuất sản phẩm

Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí

Đánh giá đúng về chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để hạch toán chuẩn xác. Tuy nhiên, xác định giá thành sản phẩm không chỉ dựa trên chi phí sản xuất mà còn cần quan tâm đến khoản chi phí liên quan khác. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn kế toán hạch toán chi phí sản xuất đúng cách đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Các nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành như thế nào

 

Nguyễn Thế Cường








Trở về trang chủ
Chia sẻ


Tags: học kế toán onlinehọc phần mềm kế toánkế toán doanh nghiệp siêu nhỏnghị định văn bản mới nhất về kế toánphần mềm erpphần mềm hóa đơn điện tửphần mềm kế toántài chínhthông tưthuếứng dụng công nghệ trong kế toán
My Lê

My Lê

My Lê tên thật là Mê Ly đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán.

Next Post

Hạch toán tài khoản 338 – Phải trả khác theo hướng dẫn của Thông tư 107

Recommended

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 161 – Chi sự nghiệp theo hướng dẫn của Thông tư 200

4 tuần ago
bảng điều khiển quản lý dự án - đã hoàn thiện

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập kê khai thuế như thế nào?

4 tuần ago

Tin mới nhất

    Fanpage

    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    • Đặt quảng cáo
    Liên hệ chúng tôi qua email : hocgiasuketoan.com@gmail.com

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
    • Excel
    • Kế toán
    • Kinh nghỉệm
    • DAX
    • VBA
    • Văn bản
    • Access
    • Liên hệ
      • Chính sách bảo mật

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In