• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
  • Login
No Result
View All Result
NEWSLETTER
Học gia sư kế toán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
  • Excel
  • Kế toán
  • Kinh nghỉệm
  • DAX
  • VBA
  • Văn bản
  • Access
  • Liên hệ
    • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
Học Gia sư Kế toán
No Result
View All Result

Cách hạch toán nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 200

by My Lê
01/03/2023
in Kinh nghỉệm
0

Originally posted on 12/02/2022 @ 22:15

Cách hạch toán nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 200

16/05/2019

2649
cách hạch toán nguyên vật liệu

Quản trị nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, trong đó có cách hạch toán nguyên vật liệu. Thông tư 200/2014/TT-BTC đã quy định cách hạch toán nguyên vật liệu – Tài khoản 152 để phản ảnh giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc kế toán của hạch toán nguyên vật liệu – Tài khoản 152

Dựa theo điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán nguyên vật liệu Tài khoản 152 phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1

“

cách hạch toán nguyên vật liệu

Trong đó, Thông tư đã giải thích rõ về các khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật tư thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.

– Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ… không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.

– Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.

– Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.

Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…

 Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.

tính nguyên vật liệu

Nguyên tắc 2

Giá gốc của các nguyên vật liệu được xác định như sau:

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có)), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồmGiá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồmGiá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

– Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.

tính giá nguyên vật liệu

Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu

– Phương pháp đích danh

– Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ

– Phương pháp nhập trước, xuất trước.

Nguyên vật liệu không phản ảnh vào tài khoản 152

Đó là những nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:

– Nguyên vật liệu nhận giữ hộ

– Nguyên vật liệu nhận để gia công

– Nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất nhập khẩu

>> Mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa mới nhất

2. Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 152 – Nguyên vật liệu

Bên Nợ

– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

lựa chọn nguyên vật liệu

Bên Có

– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

– Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.

Trên đây là những điểm nổi bật cần lưu ý về cách hạch toán nguyên vật liệu Tài khoản 152 mà doanh nghiệp cần chú ý.

>> Quy trình bảo đảm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Nguyễn Thế Cường








Trở về trang chủ
Chia sẻ


Tags: học kế toán onlinehọc phần mềm kế toánkế toán doanh nghiệp siêu nhỏnghị định văn bản mới nhất về kế toánphần mềm erpphần mềm hóa đơn điện tửphần mềm kế toántài chínhthông tưthuếứng dụng công nghệ trong kế toán
My Lê

My Lê

My Lê tên thật là Mê Ly đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán.

Next Post

Hạch toán tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Recommended

Hàm FIND và SEARCH với các công thức ví dụ

Hàm FIND và SEARCH với các công thức ví dụ

1 tháng ago
văn bản-hàm-mẫu-dữ liệu

6 hàm TEXT cơ bản trong Excel

7 ngày ago

Tin mới nhất

    Fanpage

    • Liên hệ
    • Giới thiệu
    • Đặt quảng cáo
    Liên hệ chúng tôi qua email : hocgiasuketoan.com@gmail.com

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Học gia sư kế toán tại Hà Nội
    • Excel
    • Kế toán
    • Kinh nghỉệm
    • DAX
    • VBA
    • Văn bản
    • Access
    • Liên hệ
      • Chính sách bảo mật

    © 2022 Hocgiasuketoan Premium magazine by Hocgiasuketoan

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In